Ad Code

Responsive Advertisement

Acala Network (ACA) là gì? Tổng quan chi tiết đồng ACA

Acala Network (ACA) là gì? Tổng quan chi tiết đồng ACA. Acala (ACA) được định danh là trung tâm tài chính của Polkadot và là một stablecoin platform được sáng lập bởi các thành viên của Polkawallet và Laminar, với nhiều tính năng nổi bật như: Minted Stablecoin, Lending, Dex, dịch vụ Staking. Các nghiên cứu của Acala Network tập trung vào thiết kế cơ chế và giao thức tài chính phi tập trung, mô hình hóa và quản trị kinh tế Parachain.

Vậy Acala là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Hệ sinh thái của Polkadot nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng trong năm nay, đặc biệt là sau giai đoạn vừa rồi, với sự kiện đấu giá Parachain nổi đình nổi đám.

Acala là dự án đã giành được suất Parachain đầu tiên của Polkadot. Qua hình thức gọi vốn từ cộng đồng crowdloan, Acala đã huy động được hơn 32 triệu DOT với trị giá tương đương khoảng 1.27 tỷ đô từ 81,218 người tham gia. Một con số khổng lồ rất đáng ngưỡng mộ. Vậy Acala Network là gì mà lại thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng tới vậy? 

1/ Acala Network (ACA) là gì?


Acala là một trung tâm tài chính phi tập trung và là pool thanh khoản chính trên hệ sinh thái Polkadot. Tầm nhìn của Acala chính là trở thành một ngôi nhà chung của DeFi, mang lại sự ổn định về mặt tài chính, tính thanh khoản cũng như tạo điều kiện cho các tài sản mã hóa được phát triển. 

Nói một cách đơn giản, Acala là một nền tảng Smart Contract Layer-1 xây dựng trên Polkadot. Vì vậy, dự án này thừa hưởng tính bảo mật mạnh mẽ và khả năng mở rộng cao.

Bên cạnh đó, Acala có khả năng tương thích với Ethereum và các giao thức chuỗi chéo (cross-chain), tạo điều kiện cho các lập trình viên tiếp cận hệ sinh thái, vừa có khả năng thu hút dòng tiền. Với tham vọng của mình, Acala có rất nhiều tính năng nổi bật như: sàn AMM DEX, decentralized stablecoin (aUSD), chương trình DOT Liquid Stakịng (L-DOT).



2/ Cơ chế hoạt động của Acala


Bên cạnh bản chất cốt lõi là một Platform Smart Contract Layer-1, Acala còn bao gồm hai giao thức mang ý nghĩa nền tảng cho toàn hệ sinh thái Polkadot:

2.1 Giao thức Stablecoin Honzon

Giao thức Honzon sử dụng aUSD, đồng stablecoin được phát triển trên Acala Network, với cơ chế neo giá tỉ lệ 1:1 với USD. Thông qua giao thức Honzon, người dùng có thể mở vị thế nợ thế chấp (Collateralized Debt Position - CDP) bằng cách thế chấp các loại tài sản điện tử như Polkadot (DOT), Bitcoin (BTC) hay Ether (ETH). Cơ chế đó hoạt động theo các bước sau:

Ký quỹ tài sản thế chấp: Người dùng đặt cọc tài sản vào Honzon, khi đó các loại tài sản này sẽ được khóa lại làm tài sản thế chấp.

Mở vị thế CDP và vay aUSD: Người dùng vay một lượng aUSD tương ứng với giá trị của tài sản thế chấp ban đầu. 

Hoàn trả aUSD: Người dùng đóng vị thế CDP của mình, trả lại khoản aUSD đã vay kèm theo một khoản phí (ACA hoặc aUSD).

Rút về tài sản thế chấp.

Acala đã hợp tác với Chainlink để phát triển một hệ thống oracles thời gian thực nhằm theo dõi giá trị tài sản của nhiều blockchain khác nhau. 

Hệ thống của Acala sau đó sẽ tự động tính toán và cân bằng. Nếu tài sản thế chấp trong CDP bị mất giá trị, họ sẽ đem một lượng tài sản này đi đấu giá nhằm thu về aUSD để cân bằng tỷ lệ thế chấp. Ngược lại, khi lợi nhuận vượt quá một mức nhất định, phần dư ra sẽ được chuyển đổi thành ACA và sau đó đem đi đốt nhằm ổn định giá trị của hệ thống. 

2.2 Giao thức Homa

Như anh em đã biết, mô hình Nominated Proof-of-Stake của Polkadot yêu cầu các dự án muốn dành được slot trên parachain phải khóa và stake một lượng DOT trong khoảng thời gian 96 tuần. Giống như Yield Farming, để nhận về phần thưởng, anh em sẽ bị chôn vốn trong một khoảng thời gian. Homa là giải pháp cho vấn đề này. 

Acala thiết kế Homa để tạo ra thanh khoản cho số DOT đã bị khóa. Giao thức với cơ chế staking này hoạt động như một pool thanh khoản phi tập trung. Nó sẽ in và phân phát L-DOT thay cho lượng DOT mà người dùng đã đóng góp. Người dùng có thể dùng L-DOT làm tài sản trong các ứng dụng DeFi của bất kỳ blockchain nào, hoặc sử dụng chúng làm tài sản thế chấp để đi vay aUSD.

3/ Điểm nổi bật của Acala (ACA) 


Tương tác với máy ảo Ethereum (EVM): Với số lượng Total Value Lock lên tới $155.8 tỷ đô (22/12/2021), Ethereum là một mảnh đất thanh khoản màu mỡ mà bất kỳ giao thức DeFi nào cũng muốn được tiếp cận. Ngoài ra, với Acala EVM, các lập trình viên có thể phát triển các dApps với ngôn ngữ lập trình Solidity quen thuộc và tạo ra các tài sản có thể hoạt động tương tự như các token ERC-20.

Stablecoin aUSD: Tạo tính ổn định và khả năng luân chuyển dòng tiền dễ dàng hơn bên trong hệ sinh thái Polkadot.

Giao thức Homa: Giải pháp cho bài toán thanh khoản cho các tài sản bị khóa.
 
Tối ưu hóa cho ứng dụng DeFi: Với tầm nhìn trở thành trung tâm DeFi cho Polkadot, Acala có một lượng sản phẩm rất đa dạng. Hơn nữa, mạng lưới này có thể hoạt động chéo chuỗi (cross-chain) và có khả năng cập nhật mà không cần fork. 

4/ Thông tin token Acala (ACA) 


4.1 ACA Key Metrics 

Token Name: Acala Network
Ticker: ACA
Blockchain: Polkadot
Token Standard: Updating..
Contract: Updating..
Token type: Utility, Governance
Total Supply: 1,000,000,000
Circulating Supply: Updating..

4.2 ACA Token Allocation

Early backers: 18.33%
Backers: 11.56%
Founding Team: 20.25%
Community: 49.76%

4.3 ACA Token Sale

Token ACA sẽ được thưởng cho những người đã tham gia đấu giá Parachain bằng cách hỗ trợ DOT qua Crowdloan. Đến kỳ hạn, một phần của số ACA này sẽ được unlock và chuyển tới ví của người dùng, số lượng còn lại sẽ được trả dần đều theo thời lượng thuê slot Parachain. Cụ thể chi tiết như sau:

Vesting: 80% số lượng ACA từ cuộc đấu giá Parachain sẽ được vest tuyến tính trong suốt thời hạn thuê slot.

Total Rewards: 17% nguồn cùng của token sẽ được dùng để thưởng cho những người đã ủng hộ dự án trong cuộc đấu giá.

ACA Rewards: Tỷ lệ chuyển đổi trung bình là DOT 1:3 ACA. Con số này có thể thay đổi dựa vào mức độ đóng góp.

Thanh khoản: 20% số lượng ACA từ buổi đầu giá Parachain sẽ được mở khóa và có thể sử dụng ngay trong hệ sinh thái DeFi của Acala.

4.4 ACA Token Release Schedule

4.5 ACA Token Use Case

Người dùng nắm giữ ACA có thể sử dụng token vào những việc sau:

Governance: Người dùng có thể đề xuất và bỏ phiếu trong các vấn đề như: network fees, bầu chọn thành viên của hội đồng, các bản cập nhật,..

Utility: Người dùng có thể trả phí giao dịch bằng ACA, nhận thưởng khi staking,.. 

4.6 Ví lưu trữ Acala Network (ACA)

ACA là token trên Polkadot, nên anh em có thể lưu trữ chúng trên các ví hỗ trợ nên tảng này. Sắp tới, khi token được trả, anh em có thể trữ ACA ở trên ví Multi-chain của Coin98.

4.7 Mua bán giao dịch Acala Network (ACA) ở đâu?

Các sàn giao dịch hàng đầu để giao dịch Acala Token hiện nay là Binance, OKX, Mandala Exchange, Bybit,...

4.8 Dự án tương tự Acala Network (ACA)

Cho tới thời điểm hiện tại, JUST (JST) có thể coi là đối thủ cạnh tranh chính của Acala. Just (JST) là một nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng vừa có thể vay stable coin vừa có thể tham gia quản trị dự án.

Dưới góc độ là dự án Smart contract layer-1 được thiết kế để tối ưu hóa các ứng dụng DeFi, Acala đã lấy cảm hứng từ MakerDAO (MKR), một nền tảng smart contract được xây dựng bên trên mạng lưới Blockchain của Ethereum.

Bên cạnh đó, với giao thức Honzon phát hành stable coin, có nét tương tự với Terra (LUNA). Đây là blockchain layer-1 được xây dựng trên hệ sinh thái Cosmos, với điểm đặc biệt là đồng UST - đồng Stablecoin thuật toán giúp xây dựng một hệ thống giao dịch toàn cầu.

Cuối cùng, Lido Finance (LIDO), giống với Acala ở chỗ cả hai cùng là giải pháp cho việc thanh khoản bị khóa khi tham gia staking. 

5/ Roadmap & Updates


Q3/2020

Khởi chạy code hoàn chỉnh
Ra mắt testnet trên  Polkadot Rococo
Kiểm tra bảo mật Acala / Kiểm toán kinh tế

Q4/2020

Triển khai EVM & Khởi chạy hợp đồng thông minh
Khởi chạy Acala trên Kusama 
Khởi chạy Acala trên Polkadot

Q1/2021

Hội đồng quản trị
Kích hoạt Stablecoin, staking phái sinh, sàn DEX + tương ứng với khai thác thanh khoản.
Kích hoạt cross-chain với tài sản Bitcoin

Q2/2021

Khả năng cross-chain với nhiều mạng lưới
Hỗ trợ toàn bộ EVM & hợp đồng thông minh.
Ra mắt Parachain Bonding Derivative 

Q3/2021

Kích hoạt Liquid Democracy
Ra mắt Parachain Bonding Derivative 
Kích hoạt dSWF & DAO 3.0

Trong lộ trình trở thành một ACAchain, Acala sẽ được đánh dấu bằng các mạng cốt lõi:

Mandala Testnet: là một không gian không có rủi ro và không có giá trị, người dùng và nhà phát triển có thể thử nghiệm các chức năng, các dòng code của Acala. Nếu có lỗi, có hỗn loạn, xáo trộn thì sẽ khởi động lại không báo trước. Hiểu nôm na đây là mạng test và không có giá trị.

Karura Network: là một bản phát hành thử nghiệm và chưa được kiểm duyệt của Acala. Karura sẽ tham gia IPO vào mạng Kusama với tư cách là ACAchain. Nó sẽ có giá trị kinh tế được thể hiện dưới dạng token gốc KAR và KSM có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho kaUSD.

Acala Mainnet: Là mạng chính của dự án sẽ được kết nối với mạng Polkadot khi ra mắt.

Ngày 18/2 Acala công bố Giao dịch chuyển thông điệp chuỗi chéo (XCMP) thành công đầu tiên trên Polkadot Testnet giữa Plasm và Acala qua mạng thử nghiệm của Polkadot. Hai dự án trong thời gian tới sẽ trở thành Parachain của Polkadot.

6/ Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác


6.1 Đội ngũ dự án

Đội ngũ dự án của Acala bao gồm những thành viên có kinh nghiệm và thành tích nhất định trong lĩnh vực tài chính và công nghệ. Đội ngũ của dự án hoạt động theo hướng “tập đoàn”, một mạng lưới được hợp tác và phát triển bởi nhiều bên cùng tham gia. Bên cạnh những cá nhân đến từ Web3 Foundation, nhiều thành viên góp mặt đã từng phát triển thành công hai dự án uy tín là Laminar - một nền tảng DeFi và Polkawallet, ví điện tử dành cho hệ sinh thái Polkadot.

Thành viên hội đồng sáng lập:

Ruitao Su: Ruitao Su là người đồng sáng lập Acala. Ông cũng là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Laminar – một nền tảng giao dịch ký quỹ và tài sản tổng hợp hàng đầu. Ruitao đã dẫn đầu thiết kế và phát triển các mô hình kinh tế token hiện đại, bao gồm Quỹ tài trợ Soverign phi tập trung (dSWF), dẫn đầu nhiều sự kiện tạo token thành công, cũng như thành lập một số công ty khởi nghiệp công nghệ.

Bette Chen: Bette Chen là người đồng sáng lập Acala. Cô cũng là đồng sáng lập của Laminar. Bette đã dẫn đầu thiết kế sản phẩm và phát triển các mô hình kinh tế token, giao thức và dApp hàng đầu. Cô có bằng Cử nhân Kỹ thuật phần mềm và bằng MBA của Otago và Duke, với nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong quản lý sản phẩm và chương trình.

Fujao Jiang: Fuyao Jiang là người đồng sáng lập Acala. Anh cũng là người sáng lập Polkawallet – ví di động trên thực tế trong hệ sinh thái Polkadot. Ông là một trong những người xây dựng cộng đồng, nhà lãnh đạo quan điểm và nhà truyền bá phúc âm giỏi nhất Polkadot. Fuyao  đã thực hiện thành công các chiến dịch cộng đồng và giới thiệu cho nhiều khán giả trên khắp Trung Quốc.

Bryan Chen: Bryan Chen  là người đồng sáng lập Acala. Ông cũng là đồng sáng lập và CTO của Laminar. Bryan là người đóng góp cốt lõi cho cơ sở mã Substrate, là Đại sứ tích cực của Polkadot và là giảng viên của khóa học trực tuyến Substrate / Polkadot đầu tiên do Tiến sĩ Gavin Wood xác nhận.

6.2 Nhà đầu tư & đối tác

7/ Đánh giá tổng quan


Qua những thông tin chi tiết mình vừa trình bày, anh em có thể hiểu được phần nào vì sao Acala Network lại thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng tới vậy.

Với tầm nhìn tham vọng trở thành một trung tâm DeFi của cả hệ sinh thái Polkadot, Acala đã nhận được các khoản đầu tư và hợp tác với rất nhiều các tổ chức và quỹ lớn. Một lưu ý nữa là dự án này đã nhận được một khoản tài trợ đáng kể từ Web3 Foundation, tổ chức đứng đằng sau Polkadot. Đây không chỉ là một khoản đầu tư về tài chính đơn thuần, mà còn cho thấy sự tin tưởng của vào tầm nhìn và tiềm năng phát triển của Acala.

Cá nhân mình thấy Acala Network là một dự án rất mạnh với tiềm năng phát triển lớn. Chắc chắn trong tương lai đây sẽ là một trong những dự án top đầu trên nền tảng Polkadot. Anh em hãy chú ý theo dõi dự án sát sao để có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư cho riêng mình. 

Tất Cả Chỉ Vì Mục Đích Thông Tin Và Không Được Xem Là Lời Khuyên Đầu Tư. Bạn nên tự tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Dennis Tran.